Trẻ tiến bộ được là nhờ các sai lầm chúng ta mắc phải. Sai lầm và sự phát triển không mâu thuẫn nhau. Sai lầm có thể là những phương tiện của sự phát triển, không phải là khi người lớn đến và sửa chữa chúng mà là khi ta được giúp đỡ để nhìn thấy sự không hoàn hảo của mình và tự mình vượt qua chúng, một cách từ từ và với tốc độ của riêng mình.
Cách tiếp cận tiêu cực của người lớn đối với sai lầm của trẻ - sửa sai và trừng phạt về mặt thể chất, bằng lời nói hay bằng tâm lý – cướp đoạt mất lòng dũng cảm và sự tự tin của trẻ. Những cách xử phạt và sửa sai theo tập quán xưa nay dẫn đến hậu quả là làm tăng sự nản lòng ở trẻ.
Để giúp trẻ tránh mắc lại sai lầm tương tự, chúng tôi phải trao sự quan tâm đầy cảm thông, chứ không phải là chỉ có sự chỉ trích những sai lầm trẻ đã mắc phải, giúp họ tự nhận ra sai lầm. Để có thể làm điều đó, trước tiên chúng tôi phải xem xét cái sai lầm đó. Đó là loại sai lầm gì? Nó tiết lộ điều gì: sự thiếu rõ ràng, thiếu năng lực hay thiếu hứng thú
Trẻ biểu lộ những khó khăn của mình qua những lỗi trẻ mắc phải. Nếu nhìn nhận lỗi lầm theo quan điểm này thì sẽ có thể giúp đỡ trẻ tốt hơn, trước hết là trẻ tự mình nhận ra lỗi lầm và sau đó lấy đủ dũng cảm và hứng thú để nỗ lực nhiều hơn và vượt qua lỗi lầm.
Như một quy tắc, các giáo viên tại Asean School phải sửa sai gián tiếp và không hống hách, luôn luôn nhớ rằng việc sửa sai không bao giờ là điểm kết thúc của chính nó mà chỉ nêu ra cái gì không nên làm, cái gì nên làm, chỉ ra làm thế nào để tránh sai lầm bằng cách cố gắng và tìm ra nguyên nhân của sai lầm và nhờ đó giúp trẻ xây dựng được năng lực và thói quen tránh sai lầm ở mọi cấp độ. Mọi sự sửa sai phải phục vụ cho sự phát triển của trẻ.
Trẻ tiến bộ được là nhờ các sai lầm chúng ta mắc phải. Sai lầm và sự phát triển không mâu thuẫn nhau. Sai lầm có thể là những phương tiện của sự phát triển, không phải là khi ai đó đến và sửa chữa chúng mà là khi ta được giúp đỡ để nhìn thấy sự không hoàn hảo của mình và tự mình vượt qua chúng, một cách từ từ và với tốc độ của riêng mình