Đối với trẻ mầm non việc cho trẻ “khám phá khoa học” là tạo điều kiện hình thành và phát triển ở trẻ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, lòng nhân ái, tình cảm yêu thương với người thân, với cuộc sống xung quanh trẻ, biết yêu quí bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ những truyền thống của quê hương đất nước, trân trọng và giữ gìn sản phẩm lao động tự làm.
Trẻ mầm non phạm vi hiểu biết và học hỏi, tìm tòi rộng hơn do đó cần tạo điều kiện cho trẻ tiếp cận với các vật có thật để cho trẻ được hoạt động tìm tòi, khám phá và phát hiện. Trẻ sẽ bắt đầu nói cho những người xung quanh chúng về những sự dự đoán, cái mà chúng quan sát được và liên tục đưa ra những câu hỏi. Đó là lúc tư duy của trẻ được mở rộng, kích thích được não bộ sự suy nghĩ.
Hay khi học về khái niệm chìm và nổi, trẻ có thể tự bảo vệ cơ thể chúng với môi trường khi phát hiện ra vật nào có thể chìm, vật nào có thể nổi và cách tạo ra vật chìm vật nổi được. Và rõ ràng những thứ chúng áp dụng được trong cuộc sống cũng phụ thuộc vào những gì mà chúng được dạy trước đó.
Trẻ nhỏ yêu thích trải nghiệm thường có tính độc lập. Có nghĩa là ở một mặt nào đó, hoạt động khoa học là rất cần thiết cho trẻ phát triển những tính cách của bản thân mình. Không có gì tuyệt vời hơn việc một đứa trẻ có thể phát triển được tất cả các giác quan và trí tuệ thông qua việc chúng tự trải nghiệm và những thứ trẻ làm ra.
Cùng sự làm quen Khoa học và trải nghiệm thực hành ngay từ nhỏ, các bạn nhỏ tại Asean dần được xây dựng nền tảng vững chắc về kiến thức, tư duy và kỹ năng phục vụ nghiên cứu Khoa học trong tương lai.